Xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn vị trung gian trong việc luân chuyển nguồn vốn giữa nhà đầu tư và các doanh nghiệp cần huy động vốn được minh chứng bằng sự tăng trưởng nhanh của thị trường vốn trong nước với sự sôi động của hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong các năm gần đây. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá sẽ là kênh dẫn vốn đặc biệt quan trọng đối với nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong các năm tới, hỗ trợ đắc lực trong việc làm giảm bớt áp lực lên hệ thống tín dụng ngân hàng do nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp trong thời gian tới là rất lớn, do đó hoạt động huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu.
Ở nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á, một trong những động lực tăng trưởng quan trọng khác thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu khi các nhà hoạch định chính sách mong muốn thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính giảm dần sự phát triển nóng của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể bị rút ra khi có sự thay đổi về môi trường kinh doanh hoặc các chính sách đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, các nhà hoạch định chính sách ở một số quốc gia (ví dụ điển hình là Malaysia) đã thực hiện các biện pháp tích cực để phát triển thị trường vốn trong nước, bao gồm cả việc thành lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nội địa.
Có thể nhận thấy ở các quốc gia có thị trường vốn phát triển, tỷ trọng của dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đóng góp rất lớn vào cơ cấu các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế, ở các nước như Singapore, Malaysia, dư nợ trái phiếu tương ứng lần lượt 36.5% và 54.3% so với tổng sản phẩm quốc nội trong khi đó con số này ở Việt Nam là 15.1% tính đến hết năm 2020. Do đó để kích thích sự phát triển của thị trường vốn một cách mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững cần cung cấp các phương tiện, công cụ để nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức có thể tham khảo khi đưa ra quyết định đầu tư trong đó các nhà đầu tư tổ chức như quỹ trái phiếu, quỹ hưu trí, được đánh giá có tiềm năng rất lớn nhưng chưa thể khai thác hết do thiếu các đánh giá rủi ro độc lập để phân bổ danh mục đầu tư của các quỹ này.
Ở bảng trên có thể nhận thấy sự xuất hiện của các đơn vị xếp hạng tín nhiệm nội địa từ rất sớm ở các quốc gia có thị trường vốn phát triển, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã triển khai xây dựng thành công các đơn vị xếp hạng tín nhiệm nội địa, với hàng trăm kết quả xếp hạng tín nhiệm được công bố hàng năm ở các quốc gia này. Việc các đơn vị xếp hạng tín nhiệm nội địa phát triển nhanh chóng ở các quốc gia trong khối ASEAN cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan chức năng liên quan trong việc tạo ra khung chính sách để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường vốn đồng thời tạo ra động lực phát triển cho các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm nội địa thông qua các cơ chế như sau:
Ở Việt Nam, Bộ Tài Chính là cơ quan quản lý trực tiếp của các đơn vị xếp hạng tín nhiệm đã đưa ra lộ trình phát triển cho ngành xếp hạng tín nhiệm với kế hoạch cấp phép tối đa cho 05 đơn vị cho đến thời điểm năm 2030. Các cơ quan chức năng cũng đang triển khai ban hành các nghị định liên quan như nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu và nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật chứng khoán, để tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh sự phát triển của ngành xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam. Mặc dù vậy, bên cạnh việc cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện các quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, sự phát triển của thị trường vốn nói chung và ngành xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam nói riêng cần sự chung tay đóng góp của các đơn vị, các chủ thể tham gia vào thị trường vốn có thể kể đến như sau:
Quý vị có thể tìm hiểu thêm về FiinRatings và các dịch vụ XHTN tại đây.
Date: 18/11/2024
Date: 08/11/2024
Date: 06/11/2024