Doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng sự thay đổi nâng hạng tín nhiệm quốc gia của S&P như thế nào?

13 June 2022 - 04:04 PM Alternate Text

Do mức trần được nâng lên BB+, chúng tôi dự báo trong tài liệu “FiinRatings nhận định thị trường #2: S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia lên BB+: ý nghĩa và lợi ích cho Việt Nam” rằng sẽ có một số doanh nghiệp của Việt Nam có thể sẽ sớm được nâng hạng theo. 
Huy động vốn trên thị trường quốc tế sẽ góp phần đa dạng hóa kênh huy động vốn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi dữ liệu của chúng tôi chỉ ra mức lãi suất huy động (tính cả phí bảo lãnh) của nhiều DN BĐS ở mức rất cao, lên tới gần 7,4% bằng USD, cao hơn đáng kể nếu so với một số doanh nghiệp trong cùng ngành ở các quốc gia trong khu vực có điểm BBB hoặc A như chỉ ra ở trên. 
 
Do đó, nhất là trong bối cảnh tỷ giá có xu hướng gia tăng, nghĩa vụ nợ bằng ngoại tệ có thể tăng theo và dẫn đến phát sinh lỗ tỷ giá cho các khoản vay hoặc trái phiếu bằng ngoại tệ, thị trường vốn nội địa vẫn là ưu tiên chính trong chiến lược vốn của doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn đến việc xây dựng năng lực tín dụng với thị trường vốn nội địa, bao gồm cả kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp. 
 
Tiềm năng vốn của thị trường nội địa còn rất lớn với hơn 5 triệu tỷ VND số dư tiền gửi trong hệ thống ngân hàng và nhiều định chế tài chính, tín dụng, bảo hiểm, v.v. vẫn cần đa dạng hóa kênh đầu tư ngoài trái phiếu chính phủ Việt Nam. Bởi vậy công tác cải thiện hồ sơ tín dụng, cải thiện minh bạch công bố thông tin, trong đó xem xét thực hiện xếp hạng tín nhiệm nội địa, sẽ góp phần cho sự thành công của một chiến lược vốn tối ưu. 
 
Những chia sẻ này có trong tài liệu “FiinRatings nhận định thị trường #2: S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia lên BB+: ý nghĩa và lợi ích cho Việt Nam”. Quý vị nhà đầu tư có thể tìm hiểu TẠI ĐÂY

FiinGroup

Nguồn: