GIỚI THIỆU:
Trong năm 2023, ngành tài chính tiêu dùng bước vào giai đoạn giảm sút chưa từng có, với tăng trưởng quy mô tín dụng tiêu dùng của các Công Ty Tài Chính chỉ ở mức -9.1%. Tình trạng này đến từ các nguyên nhân: (1) kinh tế khó khăn khiến khách hàng giảm nhu cầu vay nợ, (2) các Công Ty Tài Chính thận trọng trong việc giải ngân, (3) Khó khăn trong hoạt động thu hồi nợ khiến nợ xấu ở mức cao. Tình trạng khó khăn hiện tại đem lại cơ hội cho các công ty tài chính vừa và nhỏ, cũng như gia tăng nhu cầu cho hoạt động M&A và xây dựng hợp tác chiến lược giữa các nhà đầu tư, công ty cung cấp dịch vụ với các công ty tài chính (FinCos).
ĐIỂM TIN CHÍNH:
Bối cảnh Kinh tế: GDP và cán cân thương mại cho thấy dấu hiệu phục hồi, nhưng nền kinh tế còn khó khăn khi cầu tiêu dùng không tăng trưởng bứt phá, ảnh hưởng đến ngành tài chính tiêu dùng.
Tình trạng cạnh tranh: Thị trường tài chính tiêu dùng đang trở nên ngày càng phân mảnh do sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới, với những chiến lược sản phẩm hiệu quả và chuyển đổi số nhanh chóng. Lợi nhuận của các công ty tài chính sẽ dần phục hồi, nhưng chất lượng tài sản cần được giám sát chặt chẽ hơn trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất ổn.
Điểm rủi ro tín dụng của doanh nghiệp ngành bán lẻ: Ngành Bán lẻ Việt Nam đã thể hiện sự ổn định ấn tượng về mặt tài chính, với hơn 90% số công ty được phân loại ở mức độ rủi ro thấp đến trung bình. Tuy nhiên, khoảng 10% công ty rơi vào nhóm có rủi ro từ cao đến rất cao, tiềm ẩn những vấn đề rủi ro nhất định về tài chính.
Triển vọng Dài hạn: Dù thách thức còn tồn tại, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng, với tỷ lệ xâm nhập của tín dụng tiêu dùng thấp & các yếu tố dân số thuận lợi
Đọc thêm bản InsightEdge Tại Đây
Date: 18/11/2024
Date: 08/11/2024
Date: 06/11/2024