Những Nội Dung Đáng Chú Ý Tại Webinar ""Made In Vietnam" Có Phải "Made In China" Mới?"

27 March 2025 - 10:57 AM Alternate Text

Hội thảo "Made in Vietnam có phải là Made in China mới?" do FiinGroup và InCorp đồng tổ chức đã diễn ra thành công vào chiều qua (20/3), quy tụ hơn 100 chuyên gia, nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp để cùng thảo luận về tương lai của ngành sản xuất và chế biến tại Việt Nam, vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như khả năng "Made in Vietnam" có thể thực sự trở thành phiên bản tiếp theo của "Made in China" hay không. 

Thông qua các nghiên cứu chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn, các diễn giả đã mang đến những chia sẻ sâu sắc, những phiên thảo luận hấp dẫn và tích cực tương tác với các thắc mắc từ khách tham dự. 

MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT TỪ HỘI THẢO:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – Động lực tăng trưởng chủ chốt: 

  • Việt Nam đã thu hút 38,2 tỷ USD FDI vào năm 2024, trong đó 63% được định hướng vào ngành chế biến và sản xuất.  

Sự chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam: 

  • Các nhà sản xuất đang chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam nhằm giảm thiểu các hạn chế thương mại, thuế quan và sự tác động của việc thay đổi của những chính sách thương mại toàn cầu (ví dụ: thuế Trump 2.0). 
  • Chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng (China+1) đã thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hoặc thuê ngoài sản xuất tại Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời duy trì quyền tiếp cận thị trường khu vực.  
  • Việt Nam ngày càng thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao như điện tử, phụ tùng ô tô, dệt may và thực phẩm nông nghiệp. 

Thách thức và lộ trình phía trước: 

  • Hạ tầng và chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn cần được phát triển thêm để đạt quy mô tương đương với Trung Quốc.  
  • Năng lực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt khoảng 10% so với Trung Quốc, cho thấy tiềm năng tăng trưởng nhưng cũng tồn tại những hạn chế.  
  • Để hướng tới sản xuất có giá trị cao hơn, cần đầu tư vào đào tạo chuyên môn, tự động hóa và nâng cao kỹ năng lao động.  
  • Các nhà đầu tư đang ưu tiên các yếu tố bền vững và tuân thủ ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị), khi Việt Nam đẩy mạnh các sáng kiến sản xuất xanh. 

Nhìn chung, mặc dù Việt Nam chưa hoàn toàn thay thế Trung Quốc, nhưng sự bùng nổ trong mở rộng sản xuất của Việt Nam đã biến nơi này thành một trung tâm chiến lược của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà đầu tư nên tận dụng điểm mạnh của Việt Nam và khai thác cơ hội trong các lĩnh vực điện tử, ô tô và sản xuất công nghệ cao. 

#FiinGroup #EnlightenTheMarket #LeadTheWayToSuccess #Webinar #Research #Consulting #Manufacturing # Processing #EntrySolutions #LocalInsights 

FiinGroup

Nguồn: