Hành trình Nâng hạng Tín nhiệm Quốc gia của Việt Nam: Lợi ích gì cho Doanh nghiệp Việt?

14 April 2025 - 01:42 PM Alternate Text

Với mục tiêu trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu châu Á, Việt Nam đã đặt một cột mốc chiến lược: đạt xếp hạng tín nhiệm quốc gia mức đầu tư (Investment Grade) trước năm 2030. Đây không chỉ là một mục tiêu kỹ thuật về tài chính, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc nâng cao năng lực tài khóa, cải thiện quản trị quốc gia và mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn vốn toàn cầu. 

Theo Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2022, Chính phủ Việt Nam đang triển khai Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia, hướng tới mức BBB- (S&P). Thành công của đề án này không chỉ mang ý nghĩa quốc gia mà còn mở ra những lợi ích thiết thực và dài hạn cho khối doanh nghiệp – cả tư nhân và nhà nước. 

  •  Lợi ích cụ thể đối với doanh nghiệp Việt: Từ chi phí vốn đến cơ hội tiếp cận thị trường 

Ông Andrew Wood, Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm Quốc gia của S&P Global Ratings, nhận định: "Khi quốc gia có xếp hạng tín nhiệm cao hơn, chi phí vốn khi huy động từ quốc tế sẽ thấp hơn theo thời gian, điều này sẽ hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp ở Việt Nam." 

Theo đánh giá của FiinRatings – công ty thành viên của FiinGroup, đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập hàng đầu Việt Nam, nếu xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam được nâng lên mức đầu tư thì chi phí vay vốn cho doanh nghiệp có thể giảm từ 100 đến 300 điểm phần trăm (1,5% – 3%) trên thị trường vốn quốc tế. Kết quả này được quan sát thông qua việc so sánh chi phí vốn vay bằng ngoại tệ bình quân của các doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam trong tương quan với các doanh nghiệp tương tự về mô hình kinh doanh tại một số nước trong khu vực có mức điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia lớn hơn như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và thậm chí cả Philippine.   

Cụ thể, doanh nghiệp Việt sẽ được hưởng lợi ở các khía cạnh lớn: 

✅ Chi phí huy động vốn giảm rõ rệt.

Do rủi ro quốc gia giảm, doanh nghiệp có thể vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn khi phát hành trái phiếu quốc tế hoặc tiếp cận các khoản vay từ các định chế tài chính nước ngoài.  

Bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng giám đốc PVI AM, từng chia sẻ trong hội thảo "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025" rằng, Masan và nhiều doanh nghiệp Việt hiện phải vay vốn nước ngoài với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn ngắn trong khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tương đồng, có quy mô tương tự ở khu vực chỉ phải vay với lãi suất bằng một nửa.  

Với việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia tăng lên mức đầu tư, các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể kỳ vọng vào viễn cảnh được hạ lãi suất vay tương tự. 

✅ Dễ dàng tiếp cận nhà đầu tư dài hạn 

Khi quốc gia đạt Investment Grade, các tổ chức đầu tư lớn như quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm toàn cầu – vốn bị giới hạn đầu tư vào các quốc gia dưới mức đầu tư – sẽ mở rộng danh mục vào thị trường Việt Nam. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn về nhà đầu tư dài hạn, ổn định, mở ra cơ hội huy động vốn lớn hơn và đa dạng hóa nguồn tài trợ cho các dự án phát triển. 

✅ Tăng khả năng gọi vốn cho các dự án lớn, dài hạn 

Doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, logistics… có thể phát hành trái phiếu kỳ hạn dài hơn, phù hợp với chu kỳ đầu tư. Khả năng gọi vốn với kỳ hạn 7–10 năm trở lên sẽ không còn là thách thức. 

✅ Tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế 

Chi phí vốn thấp hơn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào mở rộng sản xuất, nghiên cứu và phát triển, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, môi trường kinh doanh cải thiện thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo động lực cho sự phát triển bền vững. 

✅ Cải thiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 

Nhiều doanh nghiệp hiện bị giới hạn mức xếp hạng tín nhiệm do “trần quốc gia”. Khi trần này được nâng lên, doanh nghiệp có thể được xếp hạng cao hơn, đồng nghĩa với chi phí vốn thấp hơn và vị thế thương thảo tốt hơn với đối tác tài chính. 

✅ Ổn định tài chính và giảm rủi ro tỷ giá 

Xếp hạng tín nhiệm cao hơn thường đi kèm với sự ổn định kinh tế vĩ mô, giúp giảm biến động tỷ giá hối đoái. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ, giúp họ quản lý rủi ro tỷ giá hiệu quả hơn.   

  • S&P Global Ratings đầu tư vào FiinRatings – cú hích quan trọng cho hành trình nâng hạng 

Tháng 2/2025, S&P Global Ratings – tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới – chính thức đầu tư 43,4% cổ phần vào FiinRatings, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đánh giá tín nhiệm tại Việt Nam. Sự hợp tác này không chỉ củng cố năng lực phân tích tài chính trong nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính bền vững và phát hành trái phiếu hạ tầng, hai lĩnh vực then chốt cho phát triển bền vững. 

Ông Louis Kuijs, Kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại S&P Global Ratings nhận định rằng Việt Nam có thể tăng trưởng GDP ít nhất 6,5% trong ba năm tới, đủ sức cạnh tranh với Ấn Độ trong cuộc đua trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. 

Nâng hạng tín nhiệm quốc gia không chỉ là thành tựu của nền kinh tế mà còn là đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường vốn toàn cầu. Khi chi phí vốn thấp hơn, kỳ hạn dài hơn và nhà đầu tư đa dạng hơn – doanh nghiệp sẽ có thêm sức mạnh để tăng trưởng, cạnh tranh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. 

➡️ FiinGroup tự hào đồng hành cùng doanh nghiệp Việt và Chính phủ trong hành trình nâng tầm vị thế quốc gia. 

#FiinGroup #FiinRatings #EnlightenTheMarket #LeadTheWayToSuccess #CreditRatings #VietnamEconomicOutlook2025 #VietnamCapitalMarkets #VietnamNewEra #VietnamCorporateBondMarket #VietnamCreditSpotlight #SPGlobalRatings 

FiinGroup

Nguồn: