Hồ Sơ Thông Báo Tập Trung Kinh Tế: Từ Yêu Cầu Pháp Lý Đến Lợi Thế Chiến Lược

15 April 2025 - 11:52 AM Alternate Text

Trong những năm gần đây, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở nên trưởng thành, có cấu trúc rõ ràng và minh bạch hơn. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng phải tuân thủ một khung pháp lý chặt chẽ về kiểm soát tập trung kinh tế.  

Trong bối cảnh đó, việc chuẩn bị hồ sơ thông báo tập trung kinh tế không còn đơn thuần là một thủ tục hành chính bắt buộc, mà đã trở thành một điểm chốt chiến lược quan trọng – đặc biệt với các giao dịch có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc cạnh tranh của thị trường. 

Ngày càng nhiều doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn nhìn nhận đây là cơ hội để thể hiện mức độ sẵn sàng tuân thủ pháp lý cũng như hiểu biết thực tiễn về thị trường. Khi được chuẩn bị kỹ lưỡng, với sự đồng hành từ các đơn vị tư vấn chuyên sâu, doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát rủi ro pháp lý, đồng thời rút ngắn thời gian phê duyệt giao dịch. 

Thông báo tập trung kinh tế – Khái niệm và bối cảnh pháp lý  

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế (merger filing) – hay còn được gọi là thông báo tập trung kinh tế (economic concentration notification) – là một nghĩa vụ pháp lý được quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 35/2020/NĐ-CP. Nghĩa vụ này áp dụng đối với các giao dịch như sáp nhập, mua lại, liên doanh hoặc hợp nhất doanh nghiệp, khi các chỉ tiêu tài chính như tổng tài sản, doanh thu, giá trị giao dịch hoặc thị phần vượt qua các ngưỡng theo quy định. 

Về bản chất, quy định này nhằm tạo cơ sở để cơ quan chức năng thực hiện kiểm soát tập trung kinh tế (merger control), đảm bảo rằng các giao dịch không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường. Các giao dịch thuộc diện này phải được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (VCC) xem xét và phê duyệt trước khi được triển khai chính thức. 

Giao dịch nào cần phải thực hiện thông báo – và vì sao? 

Theo Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2019) và Nghị định số 35/2020/NĐ-CP, các bên tham gia vào một giao dịch được xác định là tập trung kinh tế sẽ phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến VCC trước khi thực hiện giao dịch, nếu đáp ứng ít nhất một trong các ngưỡng sau:: 

  1. Tổng tài sản tại thị trường Việt Nam của một trong các bên (hoặc tổng tài sản hợp nhất) đạt từ 3.000 tỷ đồng trở lên; 

  1. Tổng doanh thu tại thị trường Việt Nam của một trong các bên (hoặc doanh thu hợp nhất) đạt từ 3.000 tỷ đồng trở lên; 

  1. Giá trị giao dịch đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên; 

  1. Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 20% trở lên, và bên hợp nhất có thị phần từ 50% trở lên sau giao dịch. 

Các ngưỡng này áp dụng đối với mọi hình thức tập trung kinh tế và có hiệu lực đối với cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, nếu giao dịch có tác động cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.. 

  • Việc không tuân thủ nghĩa vụ nộp hồ sơ có thể dẫn đến: 

  • Phạt hành chính lên đến 5% doanh thu hàng năm 

  • Tạm đình chỉ hoặc buộc hủy bỏ giao dịch 

  • Kéo dài thời gian phê duyệt và ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp 

Ngay cả khi đã nộp hồ sơ, nếu nội dung thiếu căn cứ hoặc chưa rõ ràng – đặc biệt là phần xác định thị trường liên quan – thì quá trình thẩm định cũng có thể kéo dài hoặc bị yêu cầu bổ sung. 

Tiếp cận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế: Không chỉ là thu thập dữ liệu 

Việc chuẩn bị hồ sơ thông báo tập trung kinh tế hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các ngưỡng định lượng theo quy định. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức pháp lý vững vàng, năng lực phân tích chiến lược, và được hỗ trợ bởi dữ liệu thị trường có độ tin cậy cao. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (VCC) đánh giá một loạt các yếu tố định tính – bao gồm cấu trúc thị trường, rào cản gia nhập ngành, và mức độ thay thế giữa các sản phẩm/dịch vụ. 

Mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc sử dụng nguồn dữ liệu cụ thể nào, trên thực tế, có một kỳ vọng ngầm rằng hồ sơ được xây dựng trên cơ sở thông tin thị trường mang tính địa phương, được xác minh độc lập và có phương pháp luận rõ ràng. Đây thường là yếu tố quyết định đến với thời gian thẩm định và kết quả. 

FiinGroup – Biến tuân thủ pháp lý thành lợi thế chiến lược 

  • Với kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng trong nhiều ngành nghề, FiinGroup đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thông báo tập trung kinh tế thông qua: 

  • Phân tích dữ liệu chuyên sâu, dựa trên tập dữ liệu được xác minh và cập nhật từ thị trường Việt Nam; 

  • Phương pháp luận đã được kiểm nghiệm thực tế trong xác định thị trường liên quan và ước tính thị phần; 

  • Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư phấn váp lý và cơ quan quản lý, đảm bảo tính nhất quán và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hổ. 

Trên thực tế, chỉ trong quý IV/2024 và quý I/2025, FiinGroup đã hỗ trợ thành công 4 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế thuộc các lĩnh vực như chế biến gỗ, bao bì giấy và logistics. Trong mỗi trường hợp, FiinGroup làm việc trực tiếp với các bên tham gia giao dịch, tư vấn pháp lý và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhằm cung cấp đánh giá thị trường phù hợp và đảm bảo hồ sơ tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. 

FiinGroup không chỉ cung cấp dữ liệu, mà còn mang đến những phân tích, tư vấn chiến lược và sự phối hợp xuyên suốt trong quá trình làm việc với cơ quan quản lý,” ông Nguyễn Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc FiinGroup chia sẻ. “Trong bối cảnh khuôn khổ pháp lý ngày càng chặt chẽ, đây chính là yếu tố giúp doanh nghiệp chủ động kiểm soát tiến độ và giảm thiểu rủi ro pháp lý.” 

Triển vọng và định hướng cho kiểm soát tập trung kinh tế trong bối cảnh mới 

Dù hệ thống pháp lý ngày càng hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp vẫn đánh giá chưa đúng mức độ phức tạp của quy trình nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế — hoặc sử dụng các nguồn dữ liệu chưa được xác minh, không phản ánh đúng thực tiễn thị trường Việt Nam. Điều này tiềm ẩn những rủi ro không đáng có và kéo dài thời gian thẩm định. 

Việc cung cấp dữ liệu thị trường thiếu chính xác hoặc xác định thị trường liên quan không đầy đủ có thể dẫn đến thời gian thẩm định bị kéo dài hoặc phát sinh yêu cầu bổ sung thông tin. Ngược lại, việc xác định thị trường ngay từ giai đoạn đầu, với sự hỗ trợ từ các đơn vị dữ liệu độc lập và uy tín, sẽ nâng cao khả năng phê duyệt nhanh chóng và hiệu quả. 

Khi Việt Nam ngày càng siết chặt công tác kiểm soát tập trung kinh tế, các doanh nghiệp nên xem việc nộp hồ sơ không chỉ là một thủ tục pháp lý, mà là một cơ hội chiến lược để thể hiện tính minh bạch, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết cạnh tranh sâu sắc. Với cách tiếp cận phù hợp và sự đồng hành đúng chuyên môn, niềm tin từ cơ quan quản lý sẽ trở thành một yếu tố cốt lõi giúp đảm bảo tính chắc chắn cho thương vụ. 

Liên hệ để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất qua: 

📬 Email: research.support@fiingroup.vn  

☎  Tel: (84-24) 3562 6962 

FiinGroup

Nguồn: