Trong đầu tháng 10, ngành nông nghiệp chứng kiến hai thương vụ M&A có quy mô khá lớn. Tập đoàn Masan tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thịt gia cầm. Cùng thời điểm đó, Tập đoàn Hùng Nhơn công bố dự án tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao liên kết với tập đoàn của Hà Lan với quy mô 1,500 tỷ đồng.
Các thương vụ trên đã góp phần từng bước hình thành, khép kín chuỗi cung ứng bắt đầu từ việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống đến nuôi trồng và chế biến thực phẩm nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, bước đầu gia nhập vào chuỗi cung ứng của thế giới.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, giá trị các giao dịch mua bán và sáp nhập M&A trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 179 triệu USD, và có tới trên 91% giá trị các thương vụ đến từ các tập đoàn tư nhân ở trong nước. Theo các chuyên gia của FiinGroup, các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn trong nước (như Vinamilk, TH, Masan, PAN Group, Trường Hải …) vẫn sẽ tiếp tục dẫn đầu xu hướng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam do trong thời gian vừa qua nhóm các nhà đầu tư này đã tích lũy được tiềm lực về vốn, có hiểu biết sâu về thị trường và sở hữu quy trình sản xuất hiện đại đối với các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến.
Trả lời phỏng vấn của VTV, ông Lê Xuân Đồng - Giám đốc Khối Nghiên cứu Thị trường và Tư vấn, FiinGroup cho rằng: “Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên tục tìm kiếm các công ty phù hợp trên thị trường để giúp họ thâm nhập nhanh vào thị trường qua các thương vụ M&A. Việc tiếp tục nhảy sang lĩnh vực thịt gia cầm, sau khi ra mắt thương hiệu thịt lợn là 1 bước đi hợp lý và dễ đoán của Masan. M&A trong nông nghiệp là một xu hướng tất yếu giúp thị trường dần được tái cấu trúc và tập trung lại trong một số tập đoàn lớn thay vì chia nhỏ như hiện tại”.
Chi tiết theo dõi tại video:
Date: 18/11/2024
Date: 08/11/2024
Date: 06/11/2024