FiinGroup Invest Summit 2021: Tóm tắt các điểm chính từ Hội nghị

07 January 2021 - 02:05 PM Alternate Text

 

Cảm ơn Quý khách hàng đã tham gia hội thảo trực tuyến FiinGroup Invest Summit 2021 diễn ra vào ngày 5/1/2021 và chúng tôi hi vọng quý vị có được những thông tin hữu ích cho hoạt động đầu tư và các hoạt động liên quan trong năm 2021 này

Sự kiện được tổ chức đã thảo luận bốn chủ đề quan trọng có sự ảnh hưởng đến triển vọng đầu tư tại Việt Nam năm 2021 này. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của hơn 500 người bao gồm đại diện khách hàng của FiinGroup đến từ các định chế đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, doanh nghiệp và cả nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Chúng tôi tóm tắt các điểm chính từ hội nghị như sau:

Bối cảnh thế giới và ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao?

  • Nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ dự kiến sẽ vẫn duy trì mặt bằng lãi suất mục tiêu thấp dưới 0,25% như hiện nay trong ít nhất 2 năm tới nhằm kích thích kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài và bất chấp vaccine đang được triển khai trên diện rộng.
  • Việc theo dõi khi nào tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ về mức bình thường sẽ là “kim chỉ nam” cho các chính sách điều hành lãi suất của Fed. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ còn rất xa mới về mức bình thường trong khi đó Úc, Ấn độ và Brazil là có sự phục hồi việc làm rõ nhất (hình chữ V) trong khi UK và Châu Âu có sự hồi phục rất chậm.
  • Rủi ro có biên pháp ví dụ thuế quan với Việt nam là rất thấp do luật lệ của Mỹ thì việc gán nhãn thao túng tiền tệ như Việt Nam thì luật lệ của Mỹ chưa đòi hỏi phải có hành động trừng phạt gì ngay và họ có thể vẫn áp dụng các biện pháp mang tính kỹ thuật cho từng ngành hàng giống như xuất khẩu lốp xe của Việt Nam hiện nay. Ngoài các lý do trao đổi thì ông Paul chia sẻ rằng quan trọng nhất là theo
  • Rủi ro về lạm phát là yếu tố cần được theo dõi ví dụ như Hi Lạp hiện nay và nhiều mặt hàng commodity đã tăng giá rất mạnh trong thời gian qua cũng là yếu tố thị trường nên theo dõi. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách vì chi tiêu Chính phủ cho kích thích kinh tế cũng là yếu tố có thể làm lãi suất tăng khi mà các Chính phủ gia tăng huy động vốn qua thị trường.

Động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đến từ đâu?

  • Năm 2021, kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn mức trung bình 5 năm (2016-2020).
  • Ngoài phục hồi tiêu dùng trong nước thì sự khởi sắc của FDI và đầu tư công sẽ là động lực chính của tăng trưởng năm nay và thâm trí có thể cao hơn 6,5% mục tiêu của Chính phủ hiện nay. Kịch bản khả quan, TS. Trần Toàn Thắng, chia sẻ kết quả dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể lên 6,72% trong năm 2021 này.
  • Ngân sách cho đầu tư công giai đoạn 2021-2025 khoảng 2,7 triệu tỷ VND và sẽ tiếp tục cơ cấu lại theo hướng tập trung vào không chỉ hạ tầng giao thông và năng lượng; mà điểm mới là các dự án kinh tế số, chuyển đổi số; và phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
  • FDI sẽ khó có thể bùng nổ nhưng sự tăng trưởng ổn định nhất là số giải ngân trở lại nhờ việc tham gia các hiệp định thương mại đặc biệt là
  • Sản xuất một số sản phẩm công nghiệp sẽ hồi phục trong năm 2021 nhờ cầu tiêu dùng cải thiện: bia, đường, v.v.

Triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp ra sao?

  • Lợi nhuận doanh nghiệp đang trên đà hồi phục nhưng chất lượng tăng trưởng chưa hồi phục tương ứng.
  • Một số ngành có chất lượng tăng trưởng kém nhưng định giá đã tăng quá nhanh (bao gồm Cảng hàng không, BĐS khu công nghiệp, Máy công nghiệp...) trong khi nhiều nhóm ngành bị ảnh hưởng bởi Covid có cơ hội hồi phục mạnh trong năm 2021 (bao gồm Bán lẻ, Hàng cá nhân, Điện...).
  • Tăng trưởng lợi nhuận của nhóm ngân hàng sẽ thách thức hơn trong 2021 này không chỉ ro ảnh hưởng của dịch bệnh đến chất lượng tín dụng mà còn do nguồn thu liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp mặc dù còn nhỏ trong cơ cấu tín dụng ngân hàn và mặt bằng lãi suất thấp liên quan đến trái phiếu Chính phủ. FiinGroup dự báo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2021 chỉ ở mức một con số và sẽ có sự phân hóa trong năm 2021. Cơ hội đầu tư sẽ đến từ cổ phiếu của những ngân hàng có tăng trưởng tín dụng không nhờ trái phiếu DN, triển vọng NIM mở rộng, thu nhập từ đầu tư chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập hoạt động và mức định giá vẫn hấp dẫn.
  • Chất lượng tín dụng của trái phiếu doanh nghiệp nhìn chung đang bị suy yếu, đặc biệt là trái phiếu BĐS. Hiện kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp bình quân là 3 năm nhưng hệ số Nợ ròng/ EBITDA đã tăng lên 6,6 năm nếu dựa theo số liệu của cac nhà phát hành năm 2020 này. Do đó, nếu thị trường bất động sản không hồi phục mạnh hơn thì rủi ro thanh khoản đến các nhà phát hành trái phiếu cũng như nhà đầu tư trái phiếu sẽ lớn hơn.

Chiến lược đầu tư và lựa chọn cổ phiếu gì?

  • Hiện tại P/E của VN-Index khoảng 17,7 lần và năm nay dự kiến lợi nhuận doanh nghiệp sẽ hồi phục ví dụ 10% thôi thì chỉ số này sẽ về 16 lần và mức trung bình 5 năm qua. Hơn nữa, hệ số Earnings Yield của VN-Index ở mức 2.5 lần và điều này cho thấy TTCK VN về tổng thể vẫn hấp dẫn và có mặt bằng định giá tương đối hấp dẫn.
  • Các ý tưởng đầu tư được trao đổi bao gồm: Nhu cầu hồi phục sau Covid-19, chu kỳ tăng giá hàng hóa, Đầu tư công và Dịch chuyển FII.
  • Lựa chọn cổ phiếu cho năm 2021 được trao đổi:
  1. GARP: Biên EBIT tăng; Tăng trưởng lợi nhuận >> P/E; TTM P/E << 5-year avg P/E.
  2. Doanh nghiệp tái cơ cấu tài sản, tài chính, hoặc sở hữu.
  3. Đối tượng M&A: Vị thế thị trường; Tài sản ẩn; Biên lợi nhuận thấp; định giá thấp.

Vui lòng bấm TẠI ĐÂY để xem clip đầy đủ của buổi hội thảo này:

Tài liệu Tiếng Việt: TẠI ĐÂY

Tài liệu Tiếng Anh: TẠI ĐÂY

FiinGroup

Nguồn: