Trong suốt năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, thị trường trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ vị trí là một trong những kênh đầu tư được quan tâm nhất. Mặc dù có sự trầm lắng trong quý 4 năm 2020 sau khi Nghị định 81/2020 có hiệu lực, hoạt động phát hành TPDN nhìn chung vẫn diễn ra rất sôi động với giá trị phát hành mới đạt 429,5 nghìn tỷ VND trong năm 2020, tăng 28,3% so với năm 2019.
Trong khuôn khổ chuỗi chương trình hỗ trợ Bộ Tài Chính phát triển thị trường trái phiếu và hoạt động xếp hạng tín nhiệm (XHTN) với các Luật mới được áp dụng, Bộ Tài Chính phối hợp với Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) tổ chức Buổi Hội thảo về Phát triển hoạt động xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam, diễn ra tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh vào ngày 16/04/2021.
Tự hào là đơn vị thứ 2 tại được Bộ Tài Chính cấp phép thực hiện hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho toàn bộ doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và sắp tới sẽ công bố những kết quả xếp hạng tín nhiệm đầu tiên, FiinGroup đã được mời tham dự để trình bày về phương pháp luận và những bài học rút ra từ việc xếp hạng tín nhiệm những khách hàng đầu tiên.
Dưới đây là một số điểm chính từ buổi hội thảo:
Quy định mới của Chính phủ về Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp:
Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2020 của Chính phủ đã quy định trường hợp Doanh nghiệp bắt buộc có Xếp hạng tín nhiệm trước khi chào bán Trái phiếu ra công chúng:
a) Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất; hoặc
b) Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất.
Thời gian chính thức áp dụng là 2 năm kể từ ngày 01/01/2021.
Sự cần thiết của việc áp dụng xếp hạng tín nhiệm độc lập
Chia sẻ của FiinRatings về trải nghiệm xếp hạng tín nhiệm những khách hàng đầu tiên
FiinRatings, kể từ khi được cấp phép hoạt động chính thức dịch vụ Xếp hạng tín nhiệm từ ngày 20/03/2020, đã thực hiện xếp hạng 03 doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của FiinRatings, từ đó giúp các nhà phát hành và nhà đầu tư có cái nhìn cụ thể và trực quan hơn về quy trình và phương pháp xếp hạng tín nhiệm.
Bà Trần Băng Tâm, chuyên viên phân tích rủi ro tín dụng FiinRatings, đã trình bày tại buổi hội thảo một ví dụ cụ thể về cách xếp hạng tín nhiệm một doanh nghiệp phi tài chính của FiinRatings, cụ thể như sau:
Trong buổi Hội thảo, bà Trần Băng Tâm cũng nêu ra các vấn đề mà nhà phát hành và nhà đầu tư có thể chưa hiểu đúng trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về dịch vụ Xếp hạng tín nhiệm, dưới đây là một số nội dung chính:
Trên thực tế, có thể dễ dàng nhận thấy sự khác nhau cơ bản giữa hai dịch vụ này. Thứ nhất, trong khi kiểm toán là ý kiến về tính tuân thủ các chuẩn mực kế toán, trung thực và hợp lý của doanh nghiệp trong việc ghi nhận các bút toán tài chính của năm tài chính đã qua, Xếp hạng tín nhiệm lại đưa ra ý kiến về sức khỏe tổng thể của doanh nghiệp và dự phóng khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ trong tương lai. Thứ hai, công việc kiểm toán được thực hiện định kỳ (hàng quý, hàng năm) còn Xếp hạng tín nhiệm được tự động cập nhật mỗi khi có rủi ro sự kiện có thể ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm. Và yếu tố khác biệt thứ ba không thể không kể đến, đó là mức Xếp hạng tín nhiệm có khả năng so sánh tương quan giữa các công ty đã được xếp hạng với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành về rủi ro không thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng, ý kiến Xếp hạng tín nhiệm tương tự như việc phân tích cổ phiếu, có thể đưa ra các khuyến nghị mua/bán, ước tính lợi tức kỳ vọng và có thể làm căn cứ để đưa ra các quyết định đầu tư. Trên thực tế, Xếp hạng tín nhiệm không phải là thước đo định giá doanh nghiệp hay cổ phiếu, và không đưa ra bất kỳ khuyến nghị mua/bán cổ phiếu nào. Xếp hạng tín nhiệm, bằng việc đánh giá sức khỏe tài chính tổng thể của doanh nghiệp và dự báo khả năng trả nợ, trả lãi trong tương lai, là một kênh tham khảo để giúp nhà đầu tư có thêm góc nhìn trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Một ví dụ điển hình cho quan điểm này là việc một doanh nghiệp khi phát hành thêm cổ phiếu. Đối với Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp đây có thể là tín hiệu không tốt vì lợi tức của họ trên một cổ phiếu giảm xuống do rủi ro pha loãng. Tuy nhiên trên quan điểm về Xếp hạng tín nhiệm, đây lại có thể là một tín hiệu tốt khi đánh giá về khả năng huy động và tiếp cận các nguồn vốn của Doanh nghiệp, hỗ trợ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của công ty trong tương lai.
Vậy cần làm gì để việc xếp hạng tín nhiệm đạt hiệu quả cao nhất?
Quý khách hàng quan tâm chi tiết hơn có thể xem tài liệu thuyết trình của đại diện FiinRatings tại Hội thảo theo đường dẫn tại ĐÂY hoặc liên hệ với đầu mối dịch vụ của chúng tôi nếu quan tâm đến tài liệu của các diễn giả khác tại Hội thảo.
Việc mở rộng sang lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm là một phần trong nỗ lực của FiinGroup nhằm phục vụ tốt hơn các nhà đầu tư và thành viên của thị trường, trong đó có cả các nhà phát hành. Với lợi thế và bề dày về kinh doanh và phân tích dữ liệu tài chính cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia xếp hạng tín nhiệm quốc tế trong khối dịch vụ FiinRatings của FiinGroup, chúng tôi tự tin có thể góp phần hỗ trợ cả nhà đầu tư và nhà phát hành cũng như đồng hành vì sự phát triển bền vững và vận hành hiệu quả của thị trường vốn và trái phiếu Việt Nam.
Nếu có bất kỳ câu hỏi gì về Hội thảo này hoặc cần sự hỗ trợ của FiinRatings trong các hoạt động liên quan đến xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu hoặc đầu tư trái phiếu, xin vui lòng liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của FiinRatings tại fiinratings@fiingroup.vn.
Date: 18/11/2024
Date: 08/11/2024
Date: 06/11/2024