Triển vọng đầu tư năm 2022

25 February 2022 - 10:04 AM Alternate Text

 

VN-Index hiện vẫn dao động quanh mốc 1.500 điểm trong khi thanh khoản còn khá yếu trong giai đoạn 2 tháng đầu năm 2022. ức thanh khoản bình quân của cả ba sàn chứng khoán HOSE, HNX và UPCoM trong gần hai tháng đầu năm 2022 chỉ tương đương mức bình quân năm 2021 và bằng khoảng 80% so với bình quân của thời kỳ đỉnh cao là quý 4/2021.

Số tài khoản mở mới tăng mạnh, dòng tiền cho vay margin tăng từ 150 nghìn tỷ đồng tại 30/9/2021 lên 175 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021 và số dư tiền gửi trên thị trường của nhà đầu tư ở mức cao. Tâm lý chung của thị trường là chờ đợi, nhà đầu tư vẫn đang ngóng chờ những yếu tố tích cực để có thể “giải ngân” trong thời gian tới. 

Để đánh giá triển vọng thị trường cả năm 2022, FiinGroup đưa ra khung đánh giá sử dụng ba nhóm yếu tố chính: (i) nhóm các yếu tố bên ngoài (môi trường kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát…); (ii) triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp; và (iii) mặt bằng định giá của thị trường hiện nay.

Riêng về triển vọng tăng trưởng doanh nghiệp, điểm tích cực là lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến vẫn sẽ tăng trưởng tốt năm 2022, nhất là từ các nhóm ngành vốn đã bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong 2 năm qua. Số liệu và phân tích của FiinGroup cho thấy năm nay các doanh nghiệp niêm yết dự kiến có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế khoảng 20%.

Số liệu này sẽ cần được cập nhật và đánh giá lại sau khi các doanh nghiệp thông qua tại đại hội cổ đông trong hai tháng tới đây. Tuy nhiên, theo quan sát của FiinGroup thì con số dự báo cập nhật có thể sẽ ở mức cao hơn do nhiều doanh nghiệp lập kế hoạch ban đầu thường thấp hơn số liệu thực tế, nhất là các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước.

Các yếu tố về cung – cầu cổ phiếu cả sơ cấp và thứ cấp cùng ảnh hưởng đến triển vọng thị trường. Về nguồn cung cổ phiếu, tiếp tục đà tăng năm 2021, các doanh nghiệp niêm yết dự kiến sẽ huy động 120 nghìn tỷ đồng vào năm 2022 thông qua các hoạt động phát hành vốn trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các đợt phát hành được công bố gần đây cho thấy tỷ lệ thành công rất thấp.

Do đó, bên cạnh diễn biến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, cổ đông nội bộ... đây sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung cầu dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Theo FiinGroup, chỉ khi nào dòng tiền từ phần động nhà đầu tư cá nhân quay trở lại mạnh thì mới hấp thụ được nguồn cung cổ phiếu thứ cấp như kế hoạch của các doanh nghiệp.

FiinGroup Invest Summit là sự kiện thường niên, nổi bật của FiinGroup với mong muốn cung cấp cho nhà đầu tư góc nhìn phân tích độc lập, chuyên sâu về các kênh đầu tư chính trên thị trường vốn Việt Nam gồm: Cổ phiếu, Trái phiếu và Bất động sản. Các chuyên gia của FiinGroup sẽ dựa trên số liệu và phân tích triển vọng đầu tư các kênh này trong năm 2022.

Là một đơn vị phân tích dữ liệu tài chính tại Việt Nam, FiinGroup luôn mong muốn cung cấp cho nhà đầu tư góc nhìn phân tích độc lập, chuyên sâu về các kênh đầu tư chính trên thị trường vốn Việt Nam. Với chủ đề “Triển vọng đầu tư năm 2022”, năm nay tọa đàm thường niên FiinGroup Invest Summit sẽ mang tới những nhận định và đánh giá về triển vọng đầu tư các kênh đầu tư: cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản từ các chuyên gia.

Tham gia tọa đàm có các diễn giả:

- Ông Đào Phúc Tường, CFA – Chuyên gia tài chính

- Phạm Anh Khôi - Tổng Giám đốc, Fina

- Bà Đỗ Hồng Vân – Trưởng nhóm phân tích dữ liệu, Khối dịch vụ Thông tin Tài chính, FiinGroup

- Ông Lê Hồng Khang – Trưởng phòng, Khối dịch vụ Xếp hạng Tín nhiệm – FiinRatings, FiinGroup

- Bà Trương Minh Trang – Giám đốc Điều hành, Khối dịch vụ Thông tin Tài chính, FiinGroup – điều hành buổi tọa đàm.

Nội dung tọa đàm sẽ được phát trực tuyến vào 15h00, thứ 6, ngày 25/02/2022 trên nền tảng VnEconomy.vn và Fanpage VnEconomy.

VNE

Nguồn: https://vneconomy.vn/trien-vong-dau-tu-nam-2022.htm