Các công ty chứng khoán tại Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh mẽ trong 3 năm trở lại đây nhờ vào sự gia tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân. Để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ nhà đầu tư, các công ty chứng khoán đã tăng quy mô vốn chủ cũng như vốn nợ qua cả vay tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế.
Triển vọng dài hạn của ngành dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn rất lớn nhờ vào tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tham gia thấp của nhà đầu tư trên tổng dân số cũng như quy mô thị trường vốn được dự báo sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, hiện bối cảnh thị trường có nhiều yếu tố bất lợi trong đó có diễn biến đi ngang của VN-Index, thanh khoản sụt giảm cũng như các chính sách kiểm soát nguồn vốn tín dụng cho hoạt động kinh doanh chứng khoán và liên quan như cho vay margin.
FiinRatings đã thực hiện và công bố xếp hạng tín nhiệm hai công ty chứng khoán là MBS (A-, với triển vọng Ổn định) và gần đây là VCI (A-, với triển vọng Ổn định). Nhằm cung cấp cho thị trường và nhất là các định chế tài trợ vốn cho các CTCK, FiinRatings đã tổ chức hội thảo “Triển vọng tín dụng của ngành dịch vụ Chứng khoán Việt Nam” vào ngày 28/9/2022 qua hình thức trực tuyến cho các đại diện từ các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và định chế tài chính trong và ngoài nước.
Hội thảo có sự tham gia của ông Paul Coughlin - Cựu Giám đốc toàn cầu S&P Global Ratings, Chủ tịch Hội đồng xếp hạng tín nhiệm FiinRatings; ông Nguyễn Quang Thuân - Tổng Giám đốc FiinRatings; ông Nguyễn Anh Quân - Phó phòng, Xếp hạng tổ chức tài chính; ông Nguyễn Nhật Hoàng - Phó phòng, Xếp hạng doanh nghiệp Phi tài chính; đại diện Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCI), cùng hơn 150 Chuyên viên, Nhà đầu tư đến từ các Ngân hàng, Quỹ, Công ty Chứng khoán tại Việt Nam.
FiinRatings xin tóm tắt một số quan điểm chính được chia sẻ tại Hội thảo như sau:
1. Quy mô tổng tài sản của 68 CTCK đang hoạt động đạt 383 nghìn tỷ VND và quy mô vốn chủ đạt 178 nghìn tỷ vào 30/6/2022. Quy mô vốn chủ sở hữu này đã tăng ở mức 3,17 lần so với thời điểm cuối năm 2017 và hệ số đòn bảy (Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu) ở mức 2,2 lần vào giữa năm 2022. Mặc dù quy mô cho vay margin đã giảm đáng kể trong nửa đầu năm 2022, tuy nhiên, FiinRatings đánh giá đây là mức độ đòn bảy cơ bản vẫn ở ngưỡng khá an toàn trên góc nhìn toàn ngành mặc dù có nhiều công ty có mức độ đòn bảy cao hơn.
2. Điều này có được nhờ các CTCK hiện nay đã đa dạng hóa mô hình thu nhập bao gồm tự doanh/ đầu tư, môi giới, cho vay ký quỹ và tư vấn tài chính/ phát hành. Xem Biểu đồ dưới đây:
3. Tuy nhiên, hoạt động tự doanh của các CTCK giờ không quá tích cực nhưng vẫn đóng góp lớn khoảng 44-50% vào cơ cấu thu nhập hoặc lợi nhuận hoạt đông của ngành. Điều này cho thấy một số công ty có tỷ trọng thu nhập từ tự doanh lớn, ở mức độ thường xuyên trên 60% tổng thu nhập sẽ chịu sự tác động lớn của diễn biến suy giảm của VN-Index trong thời gian vừa qua.
4. 5 yếu tố rủi ro chính hiện FiinRatings đang theo dõi và đánh giá bao gồm:
FiinRatings cũng chia sẻ với nhà đầu tư về kết quả xếp hạng tín nhiệm Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCI) với kết quả ở mức A- và triển vọng Ổn định. Chi tiết công bố kết quả XHTN TẠI ĐÂY
FiinRatings cũng đã trình bày khung đánh giá và phương pháp luận Xếp hạng Tín nhiệm các Công ty Chứng khoán, quý vị có thể xem chi tiết tài liệu TẠI ĐÂY
Date: 18/11/2024
Date: 08/11/2024
Date: 06/11/2024